Trách nhiệm của bên bán sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đến đâu?

Trách nhiệm của bên bán sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đến đâu?

Hiện số lượng đơn vị sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đang lớn hơn nhiều so với số doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đang dùng hóa đơn điện tử có mã. Nhưng liệu các tổ chức, cá nhân đã nắm rõ trách nhiệm của bên bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế?

Theo Điều 23 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018, trách nhiệm của bên bán sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế bao gồm:

  • Tạo lập hóa đơn điện tử về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để gửi đến người mua và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của hóa đơn điện tử.
  • Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).
  • Lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của toàn bộ hóa đơn điện tử; thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống dữ liệu điện tử.
  • Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của bên bán sử dụng hóa đơn điện tử được quy định cụ thể tại Nghị định 119

Trách nhiệm của bên bán sử dụng hóa đơn điện tử được quy định cụ thể tại Nghị định 119

Hiện nay, để thuận tiện cho quá trình triển khai hóa đơn điện tử, hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đều lựa chọn một đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử để được hỗ trợ, đồng hành. Khi đó, nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn này như sau:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử chỉ được cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho người mua căn cứ theo ngày nêu tại thỏa thuận đã ký với Tổng cục Thuế.
  • Có trách nhiệm chuyển hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dữ liệu hóa đơn điện tử (đối với trường hợp người nộp thuế sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế ngay sau khi nhận được hóa đơn điện tử từ người mua dịch vụ chuyển đến.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu cho cơ quan quản lý thuế khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
  • Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về viễn thông, Internet và các quy định kỹ thuật, nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
  • Có trách nhiệm thiết lập kênh kết nối chuyển dữ liệu với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đảm bảo liên tục, an ninh, an toàn.
  • Chủ động giải quyết khi có vướng mắc trong quá trình thực hiện dịch vụ hóa đơn điện tử và thông báo với cơ quan thuế để phối hợp nếu vướng mắc có liên quan tới Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
  • Trường hợp có lỗi của Cổng thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì phải thực hiện thông báo ngay cho người mua dịch vụ, cơ quan quản lý thuế để thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.

Nội dung của hóa đơn điện tử gồm những gì ?

Sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cũng như việc mỗi bên thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình sẽ giúp quá trình chuyển đổi và sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, hợp pháp.

Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, cá nhân quan tâm đến hóa đơn điện tử. Ngoài ra các đơn vị, quý khách hàng cũng có thể tìm đọc Nghị định 119/2018/NĐ-CP để cập nhật các quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

label, , ,

About the author

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *