Hiện nay, trên thị trường có một số loại hình hóa đơn như hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in và hóa đơn tự in. xét về tên gọi chúng có những đặc điểm tương đồng. Vậy làm sao để nhận biết hay phân biệt các loại hóa đơn này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé
![](http://phanmemhoadon.net/wp-content/uploads/2020/04/diem-giong-va-khac-nhau-cua-HD-tu-in-HD-dat-in-HD-dien-tu.jpg)
1.Hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo đúng quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành khác của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Hóa đơn điện tử được sử dụng, khởi lập, lập, xử lý trên trên hệ thống máy tính của tổ chức, đơn vị kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo đúng như quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hóa đơn điện tử có thể coi là sự cải tiến lớn trong sử dụng hóa đơn và nó đang dần thay thế hoàn toàn cho hóa đơn giấy truyền thống. Hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT nhờ những lợi ích thiết thực mà nó mang lại >> Hóa đơn điện tử giúp tiết kiệm chi phí trong Doanh nghiệp như thế nào? xem thêm
2.Hóa đơn tự in
Hóa đơn tự in là hình thức hóa đơn do tổ chức kinh doanh tự in ra trên thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy bán hàng, cung ứng dịch vụ khác.
![](http://phanmemhoadon.net/wp-content/uploads/2020/04/hoa-don-tu-in-la-gi-1-1024x683.jpg)
Quy định tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành thì hóa đơn tự in sẽ được phép tạo bởi các đối tượng sau:
- Các DN, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn kể từ ngày có mã số thuế: Doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh; các doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn.
- Các doanh nghiệp mới thành lập từ ngày Thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành, có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng, là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3.Hóa đơn đặt in
Hóa đơn đặt in là hình thức hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp/bán cho các đơn vị kinh doanh hoặc sẽ do các đơn vị kinh doanh tự đặt in theo mẫu để sử dụng, phục vụ cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Khoản 1, Điều 8, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các đối tượng được tạo hóa đơn đặt in như sau:
- Các doanh nghiệp mới thành lập từ ngày Thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành, có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng, là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn nếu không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in nhằm phục vụ cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế sẽ được tạo hóa đơn đặt in nhằm phục vụ cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Cục Thuế được tạo hóa đơn đặt in để bán hoặc cấp cho các đơn vị kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.
4. So sánh sự giống và khác nhau của 3 hóa đơn
Như vậy từ những khái niệm kể trên bạn đọc cũng đã phần nào thấy được những đặc điểm riêng của mỗi loại hóa đơn. Tuy nhiên xét về cách thức sử dụng 3 loại hóa đơn cũng có những đặc điểm chung có thể kể đến như:
- Đều phải đảm bảo các tiêu thức cơ bản về mặt nội dung theo Điều 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC. Cụ thể:
- Tên loại hóa đơn.
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn.
- Tên liên hóa đơn (áp dụng với hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in).
- Số thứ tự hóa đơn.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
- Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
- Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
- Tên tổ chức nhận in hóa đơn.
- Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt.
- Ngoài ra, một số nội dung không bắt buộc trên hóa đơn hoặc những trường hợp ngoại lệ sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Phục vụ cho việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của các đơn vị kinh doanh, DN
Vậy sự khác nhau dễ thấy nhất ở 3 loại hóa đơn này là gì?
Khác nhau nổi bật nhất có thể dễ dàng nhận thấy ở các loại hình hóa đơn này chính là phương thức tạo lập, sử dụng và thời hạn sử dụng.
Hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in được gọi chung là hóa đơn giấy, được tạo lập, lưu trữ trên văn bản dạng giấy thì hóa đơn điện tử lại khác hẳn, nó được tạo lập, sử dụng và lưu trữ hoàn toàn trên các phương tiện điện tử. Các DN sẽ triển khai sử dụng hóa đơn điện tử thông qua phần mềm hóa đơn điện tử.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau điểm qua những khái niệm và đặc điểm cơ bản nhất của từng loại hóa đơn. hi vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ phần giúp bạn đọc giải quyết được các vấn đề đang gặp phải trong quá trình triển khai và sử dụng hóa đơn.
Nếu như bạn đọc quan tâm đến hóa đơn điện tử cùng những thông tin cập nhật mới và chính xác nhất về hóa đơn điện tử. Bạn đọc có thể truy cập vào website của nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín E-invoice tại địa chỉ: https://einvoice.vn.
Xin cảm ơn
Nguồn tham khảo: https://sum.vn/F3MMu
Để lại một phản hồi