Áp dụng hóa đơn điện tử để ngăn chặn nạn mua bán hóa đơn

Việc triển khai hóa đơn điện tử trên diện rộng giúp xây dựng một nền kinh tế minh bạch, hiện đại, thuận lợi cho công tác quản lý của cơ quan chức năng và hạn chế tối đa nạn mua bán hóa đơn khống.

Tình hình sử dụng hóa đơn trên thị trường

Hiện nay có một thực trạng đang xảy ra là nhiều doanh nghiệp tìm cách mua hóa đơn để có hóa đơn chứng từ làm căn cứ ghi nhận chi phí, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Hàng năm, ngành thuế phải tốn nhiều thời gian, nhân lực cho công tác quản lý, kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Thực tế, đã có không ít đường dây mua bán hóa đơn khống với số lượng và giá trị lớn bị các cơ quan chức năng phối hợp ngăn chặn và triệt phá.

Việc mua bán, sử dụng hóa đơn khống để hợp thức hóa chi phí, giảm tiền thuế gây thất thoát không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Không chỉ có vậy, việc tồn tại hóa đơn khống trên thị trường còn khiến môi trường kinh doanh trở nên thiếu minh bạch, không lành mạnh.

Hóa đơn điện tử giúp giải quyết bài toán ngăn chặn hóa đơn khống

Sự ra đời của hóa đơn điện tử được kỳ vọng không chỉ tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn lực cho nhân sự mà còn tạo thuận lợi cho công tác quản lý, trong đó có việc quản lý tình hình sử dụng hóa đơn, giảm thiểu tối đa tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Hóa đơn điện tử giúp hạn chế tối đa tình trạng mua bán hóa đơn khống

Hóa đơn điện tử giúp hạn chế tối đa tình trạng mua bán hóa đơn khống

Ngày 12/09/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức kinh doanh và cơ quan thuế thực hiện triển khai hóa đơn điện tử.

Điểm 1 Điều 4 về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử tại Nghị định 119 có nêu rõ: “Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán  phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.”

Triển khai đồng bộ hóa đơn điện tử giúp tạo cơ sở dữ liệu điện tử tập trung, thống nhất chính xác, kịp thời phục vụ công tác quản lý của cơ quan thuế, trong đó có việc thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế. Đặc biệt, mã xác thực trên các hóa đơn có mã của cơ quan thuế được cấp trực tiếp và duy nhất bởi hệ thống của Tổng cục thuế, khiến cho khả năng làm giả những hóa đơn này là gần như không thể.

Nhiều chuyên gia nhận định, chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử trong các giao dịch là yêu cầu tất yếu để có một hệ thống thương mại điện tử minh bạch, hiện đại.

Trên thực tế, tốc độ chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử sẽ tiếp tục tăng nhanh bởi Nghị định 119 đã quy định các doanh nghiệp tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất là ngày 01/11/2020.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cần có sự phối hợp và nỗ lực của nhiều bên: cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử, khối doanh nghiệp và người dân – những khách hàng trong các giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*