
Quy trình kế toán giá thành là quá trình theo dõi, ghi nhận và phân bổ các chi phí sản xuất nhằm xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ. Mục tiêu của quy trình này là cung cấp thông tin chính xác để quản lý chi phí, lập kế hoạch tài chính và đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý. Dưới đây là những thong tin chi tiết về công việc của kế toán giá thành và các phương pháp kế toán giá thành cơ bản.
>> Tham khảo: Doanh nghiệp có thể thay đổi logo trên hóa đơn điện tử không?
1. Công việc của kế toán giá thành là gì?
Kế toán giá thành là một phần quan trọng của kế toán quản trị, chuyên về việc thu thập, phân tích và quản lý các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
Mục đích của kế toán giá thành là xác định tổng chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc thực hiện một dịch vụ cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp có thể tính toán được giá bán hợp lý, lập kế hoạch chi phí hiệu quả và kiểm soát tốt quá trình sản xuất.
Nhìn chung, nghiệp vụ kế toán giá thành gồm 3 nhiệm vụ chính bao gồm:
– Tính toán và phân bổ chi phí: Kế toán giá thành tập hợp các chi phí sản xuất như nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản và chi phí sản xuất chung. Sau đó, họ phân bổ chi phí này vào giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên phương pháp phù hợp, từ đó tính giá thành kế hoạch, định mức và thực tế. Việc kiểm soát giá thành giúp kế toán điều chỉnh khi chi phí đầu vào thay đổi.
– Kiểm soát và hạch toán giá thành: Kế toán hạch toán chính xác các chi phí phát sinh và theo dõi quá trình nhập – xuất nguyên vật liệu hàng ngày. Họ kiểm soát tiêu hao nguyên liệu theo định mức và so sánh giá thành thực tế với kế hoạch, tìm nguyên nhân chênh lệch để cảnh báo và điều chỉnh.
– Lập báo cáo và phân tích: Kế toán lập các báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích hiệu quả sản xuất. Họ phối hợp với các phòng ban khác như thu mua để khảo sát giá nguyên liệu và tối ưu hóa chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo lưu trữ đầy đủ chứng từ kế toán.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
5 Bước trong quy trình kế toán giá thành.
2. Quy trình kế toán giá thành
Nhìn chung, 5 bước trong quy trình kế toán giá thành sản phẩm bao gồm:
Bước 1: Thu thập dữ liệu chi phí
Quá trình kế toán giá thành bắt đầu bằng việc thu thập toàn bộ dữ liệu chi phí liên quan đến sản xuất. Các chi phí này thường bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là các chi phí cho nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm lương và các khoản phụ cấp cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí khác như tiền điện, nước, khấu hao máy móc, chi phí bảo trì và các chi phí quản lý khác.
Bước 2: Phân loại chi phí
Sau khi thu thập dữ liệu, kế toán viên cần phân loại các chi phí theo tính chất và mối quan hệ của chúng với sản phẩm. Các chi phí thường được phân loại thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.
- Chi phí cố định là những khoản chi không thay đổi theo sản lượng (như chi phí khấu hao).
- Chi phí biến đổi tăng giảm theo khối lượng sản xuất (như chi phí nguyên vật liệu).
>> Tham khảo: Thuế GTGT dự án đầu tư.
Bước 3: Phân bổ chi phí sản xuất chung
Các chi phí sản xuất chung thường không thể gán trực tiếp cho từng sản phẩm nên cần được phân bổ dựa trên các tiêu thức phù hợp như giờ lao động, giờ máy chạy hoặc sản lượng sản xuất.
Bước 4: Xác định giá thành sản phẩm
Sau khi các chi phí đã được thu thập và phân bổ, kế toán viên tiến hành tính toán giá thành sản phẩm. Một số phương pháp phổ biến để tính giá thành bao gồm:
- Phương pháp giá thành thực tế: Xác định giá thành dựa trên các chi phí thực tế phát sinh.
- Phương pháp giá thành tiêu chuẩn: Được xây dựng dựa trên các mức chi phí ước lượng trước.
- Phương pháp giá thành trực tiếp: Tính giá thành dựa trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp.
Bước 5: Đối chiếu và kiểm soát chi phí
Bước cuối cùng của quy trình kế toán giá thành là đối chiếu giá thành sản phẩm thực tế với giá thành tiêu chuẩn (nếu có)và kiểm tra, chỉnh sửa nếu cần thiết. Việc kiểm soát chặt chẽ các chi phí sẽ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng hiệu quả kinh doanh.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách tính và biểu phí EMC trong xuất nhập khẩu.
6 Phương pháp kế toán giá thành phổ biến.
3. Các phương pháp kế toán giá thành sản phẩm phổ biến
Trên thực tế, có khoảng 6 phương pháp kế toán giá thành cơ bản, bao gồm những phương pháp sau đây.
3.1. Phương pháp trực tiếp
– Phương pháp trực tiếp được cho là đơn giản và dễ hiểu nhất, áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có quy trình sản xuất ngắn, sản phẩm đồng nhất.
– Công thức:
Tổng giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. |
3.2. Phương pháp hệ số
– Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng sử dụng chung một quy trình công nghệ, nguyên liệu giống nhau.
– Công thức:
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các sản phẩm / Tổng số lượng sản phẩm gốc |
3.3. Phương pháp phân bước
– Áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, nhiều công đoạn.
– Công thức:
Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + Giá thành sản phẩm giai đoạn 2 + … + Giá thành sản phẩm giai đoạn n |
>> Tham khảo: Tờ khai thuế TNCN 05/KK-TNCN.
3.4. Phương pháp tỷ lệ (định mức)
– Sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt với sản phẩm đồng nhất hoặc tương tự nhau về quy trình sản xuất và chi phí.
– Công thức:
Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức đơn vị sản phẩm từng loại x (Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm / Tổng giá thành sản xuất định mức của các loại sản phẩm) |
3.5. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
– Được áp dụng khi trong quá trình sản xuất chính tạo ra các sản phẩm phụ kèm theo.
– Công thức:
Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm phụ ước tính thu hồi – Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ. |
3.6. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
– Phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng riêng biệt, không sản xuất hàng loạt.
– Công thức:
Giá thành của từng đơn hàng = Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung (từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc đơn đặt hàng) |
Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra 5 bước trong quy trình kế toán giá thành, cùng với đó là các phương pháp kế toán giá thành cơ bản. Việc lựa chọn phương pháp kế toán chi phí phù hợp với doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hình sản xuất, tính phức tạp của sản phẩm và yêu cầu quản lý chi phí.
>> Tham khảo: Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi