Một trong những lợi ích thường được nhắc đến nhất của hóa đơn điện tử chính là giúp tiết kiệm chi phí. Quy mô càng lớn, số lượng hóa đơn xuất càng nhiều thì khoản chi phí doanh nghiệp cắt giảm được của hình thức hóa đơn mới này so với hóa đơn giấy truyền thống càng lớn.
Ngay từ giai đoạn triển khai thí điểm và khuyến khích sử dụng, hóa đơn điện tử đã nhận được sự quan tâm của khối doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Việc triển khai hóa đơn điện tử đem lại nhiều lợi ích như: giúp minh bạch môi trường kinh doanh, giảm tình trạng hóa đơn giả, hóa đơn khống, thuận lợi cho công tác thanh – kiểm tra của cơ quan chức năng, tăng hiệu quả, giảm thủ công tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng lợi ích về kinh tế hóa đơn điện tử đem lại có tác động không hề nhỏ đến quyết định triển khai của doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh.
Hóa đơn điện tử giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Trả lời phỏng vấn, ông Lưu Đức Huy – Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) nhận định doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc sửa đổi chính sách thông qua quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy. Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí, Các chi phí cho giấy in, mực in, chuyển phát hóa đơn, chi phí lưu trữ đều được giảm tới mức tối đa khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Như vậy, hóa đơn điện tử giúp tiết kiệm chi phí trên từng số hóa đơn cho doanh nghiệp.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, chi phí cao nhất cho 1 số hóa đơn tự in mà doanh nghiệp phải bỏ ra là khoảng 2.500 đồng/ tờ, tương đương 125.000 đồng/quyển 50 số hóa đơn. Chi phí này đối với hóa đơn đặt in là khoảng 2.000 đồng/tờ hóa đơn, tương đương 100.000 đồng/quyển 50 số hóa đơn. Với hình thức hóa đơn điện tử, nhiều chuyên gia nhận định doanh nghiệp có thể giảm được đến 80% chi phí trên mỗi hóa đơn. Ở những đơn vị có quy mô lớn, số lượng hóa đơn nhiều thì khoản chi phí cắt giảm được là khá lớn. Đơn cử như tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN, trung bình mỗi tháng doanh nghiệp này xuất khoảng 23.6 triệu hóa đơn, tương đương 283 hóa đơn/năm. Trước đây, với hình thức hóa đơn tự in, chi phí EVN phải bỏ ra khoảng 420 đồng/ hóa đơn (chưa tính chi phí quản lý, lưu trữ). Nhận định được những lợi ích hóa đơn điện tử đem lại, EVN đã sớm đưa hóa đơn điện tử vào triển khai. Chi phí hóa đơn cũng theo đó mà giảm chỉ còn khoảng 292 đồng/ hóa đơn (đã bao gồm chi phí quản lý, lưu trữ), trực tiếp tiết kiểm hơn 3 tỷ đồng/ tháng, tương đương khoảng 36 tỷ đồng/ năm.
Có thể nói, hóa đơn điện tử đang ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi những lợi ích mà nó mang lại. Mục tiêu phủ sóng hóa đơn điện tử vào năm 2020 của Chính phủ đang có nhiều cơ sở và điều kiện để hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, góp phần xây dựng nền kinh tế hiện đại, môi trường kinh doanh minh bạch.
Tải phần mềm hóa đơn điện từ dùng thử: CLICK HERE !
Để lại một phản hồi