Cách tốt nhất để viết hóa đơn điều chỉnh giảm nhanh nhất

Trong quá trình sử dụng và triển khai hóa đơn  điện tử sẽ không ít lần doanh nghiệp gặp phải những sai sót trong quá trình tạo lập hóa đơn. Khi đó doanh nghiệp cần lập hóa đơn điều chỉnh.

Tìm hiểu về hóa đơn điều chỉnh giảm

Theo Khoản 2, Điều 9 về xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập trong Thông tư 32/2011/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định các hóa đơn đã lập nhưng có sai sót xảy ra thì cần người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên rồi ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

Hóa đơn điều chỉnh giảm hay tăng cần phải ghi rõ các thông số như: số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế GTGT cho hóa đơn điện tử số, ký hiệu

Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh giảm hay tăng, người bán và người mua tiến hành thực hiện kê khai điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Lưu ý thêm: hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Hóa đơn điều chỉnh giảm cần lập trong trường hợp nào?

cong-viec-cua-ke-toan-thue-766x383

  • Phát hiện hóa đơn đã được lập và đã giao cho người mua, đã tiến hành kê khai thuế, tuy nhiên sau đó có phát hiện sai sót thì người bán cần lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
  • Trong quá trình thực hiện giảm giá bán – người bán chấp thuận giảm giá sau khi đã bán do hàng bán bị kém hay lỗi.
  • Khi thực hiện chiết khấu thương mại là khi số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình chiết khấu bán hàng, cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm để đính kèm với bảng kê.
  • Khi điều chỉnh giảm doanh thu là khi quyết toán giá trị công trình, lắp đặt khiến doanh thu bị giảm nên cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm.

Hướng dẫn cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm

Hóa đơn điều chỉnh giảm có thể điều chỉnh giảm nhiều chỉ tiêu trên cùng một hóa đơn hoặc chỉ điều chỉnh một chỉ tiêu trên cùng một hóa đơn.

Dù là điều chỉnh một hay nhiều chỉ tiêu trên cùng một hóa đơn thì khi làm hóa đơn điều chỉnh giảm, bạn cũng sẽ tiến hành viết hóa đơn điều chỉnh giảm theo trình tự sau:

  • Trước tiên, cả 2 bên bán và mua đều phải lập biên bản ghi nhận sai sót hoặc có thỏa thuận bằng văn bản rõ ràng về sai sót phạm phạm phải.
  • Tiếp đó, bên bán sẽ tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh giảm, điều chỉnh các chỉ tiêu bị sai sót.

Khi tiến hành viết hóa đơn điều chỉnh giảm, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Chỉ ghi giá trị cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh giảm.
  • Cần chú ý phía trên của hóa đơn điều chỉnh giảm không được ghi âm.
  • Khi tiến hành kê khai, cả hai bên bán và mua phải điều chỉnh giảm vào đúng kỳ phát hiện sai sót và tiến hành làm điều chỉnh. Cụ thể:
  • Bên bán sẽ kê khai giảm đầu ra vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi giá trị âm
  • Bên mua sẽ kê khai giảm đầu vào và thực hiện kê khai mẫu 01-2/GTGT và ghi giá trị âm.

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về cách giúp bạn có thể lập hóa đơn điều chỉnh giảm. Nếu như bạn quan tâm kỹ hơn đến vấn đê này có thể tìm hiểu tại bài viết tổng hợp về hóa dớn điều chỉnh giảm Tại đây.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*