Chữ hoặc ký hiệu viết tắt được sử dụng phổ biến trên hóa đơn. Tuy nhiên việc sử dụng chữ viết tắt cần đảm bảo đúng quy định và được pháp luật công nhận. Có như thế thông tin trên hóa đơn mới đảm bảo được tính hợp pháp của hóa đơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Các từ được phép viết tắt trên hóa đơn
Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 16 về nguyên tắc lập hóa đơn trong Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành.
Theo đó, khi lập hóa đơn, người bán được viết tắt tên , địa chỉ của người mua và người bán nếu thông tin quá dài. Cụ thể, nếu không thể viết đầy đủ thì các trường hợp viết tắt tên, địa chỉ của người bán và người mua phải đảm bảo xác định được đúng chủ thể.
Tìm hiểu về các quy định liên quan đến chữ viết tắt trên hóa đơn
Theo đó, các danh từ được viết tắt bao gồm một số từ thông dụng sau:
- Phường viết tắt là “P”
- Quận viết tắt là “Q”
- Thành phố viết tắt là “TP”
- Việt Nam viết tắt là “VN”
- Cổ phần viết tắt là “CP”
- Trách nhiệm Hữu hạn viết tắt là “TNHH”
- Khu công nghiệp viết tắt thành “KCN”
- Sản xuất viết tắt thành “SX”
- Chi nhánh viết tắt thành “CN”
Cần lưu ý rằng, dù viết tắt nhưng hóa đơn vẫn phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố,… để có thể đảm bảo xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
2. Các từ không được viết tắt trên hóa đơn
Tại Khoản 3, Điều 18 của Luật Kế toán 2015. Theo đó, các chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời và chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Đối với các trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải đảm bảo được đầy đủ các nội dung quy theo quy định pháp luật.
Các nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa hay sửa chữa, bao gồm cả nội dung của các hóa đơn. Ngoài ra, khi viết thì người viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.
Theo quy định, các chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
Như vậy, quy định viết tắt trên hóa đơn đúng nhất sẽ là:
- Chỉ các tên, địa chỉ của người bán người mua mới được phép viết tắt nếu quá dài và phải viết theo đúng quy định pháp luật.
- Các nội dung về nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán thì không được viết tắt, tẩy xóa hay sửa chữa.
Như vậy, bài viết trên đây đã đề cập đến 2 vấn đề là các từ được phép viết tắt và không được viết tắt trên hóa đơn. Nếu như bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp bạn có thể lại comment dưới phần bình luận hoặc truy cập vào website chính của E-invoice tại địa chỉ https://einvoice.vn/ để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Xin cảm ơn!
Để lại một phản hồi