Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển thương mại trực tuyến xuyên biên giới giữa các nước thành viên, hiện đại hóa các thủ tục của cơ quan hành chính nhà nước, phòng chống nạn tham nhũng hoành hành, ngày 16/4/2014, Hội đồng Nghị viện Châu Âu chính thức thông qua chỉ thị 2014/55/EU với nội dung phủ sóng hóa đơn điện tử đồng bộ trong toàn khối EU. Để thực hiện chuyển đổi hoàn toàn trước khi chỉ thị có hiệu lực, các nước thành viên đã xây dựng cho mình các lộ trình chuyển đổi khác nhau.
1/ Tình hình phủ sóng hóa đơn điện tử tại Pháp
Ngay khi chỉ thị được ban hành, Pháp đã đặt ra mục tiêu: Năm 2020, các cơ quan hành chính nhà nước của nước này đều phải bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Theo ước tính, tại Pháp có khoảng 78.000 cơ quan hành chính công, mỗi năm ước tính sử dụng 100 triệu hóa đơn, để hoàn thành mục tiêu thì số lượng công việc là tương đối khổng lồ. Chính phủ Pháp phải đưa ra lộ trình chi tiết, chuyển đổi từng phần mới có thể hoàn thành mục tiêu phủ sóng hóa đơn điện tử đặt ra.
Có khoảng 78.000 cơ quan hành chính tại Pháp sẽ sử dụng hóa đơn điện tử trong thời gian tới
Hóa đơn liên quan đến cơ quan hành chính công tại Pháp có thể tồn tại ở 3 dạng: G2G (Giao dịch giữa các chính phủ); B2G (Giao dịch giữa doanh nghiệp và chính phủ) và C2G (Giao dịch giữa cá nhân và chính phủ). Đối với các giao dịch chuyển đổi hóa đơn điện tử trong G2G và C2G tương đối dễ thực hiện. Có duy nhất giao dịch B2G là khó thực hiện nhất, Chính phủ Pháp đã phải chia các doanh nghiệp thành 4 phần, dựa trên tiêu chí doanh thu, lợi nhuận và số lượng nhân viên để chuyển đổi dần.
- Tháng 1/2017: Các công ty, xuyên quốc gia bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
- Tháng 1/2018: Các doanh nghiệp có quy mô vừa phải chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng hóa đơn điện tử
- Tháng 1/2019: Các doanh nghiệp nhỏ sử dụng bắt buộc hóa đơn điện tử
- Tháng 1/2020: Phủ sóng hóa đơn điện tử toàn nước Pháp
Để quá trình chuyển đổi diễn ra đồng bộ, Chính phủ Pháp đã chỉ thị Cơ quan công nghệ thông tin tài chính AIPE xây dựng và phát triển nền tảng Chorus Pro – nơi truyền và lưu trữ toàn bộ hóa đơn điện tử tại Pháp. Như vậy, chỉ còn vài tháng nữa thôi là nước Pháp đã thực hiện xong phủ sóng hóa đơn điện tử theo đúng chỉ thị của EU đưa ra. Vậy các nước thành viên khác có lộ trình chuyển đổi như thế nào?
2/ Ý tuyên bố sẽ phủ sóng hóa đơn điện tử trong năm 2019
Chính phủ Ý quyết tâm sử dụng hóa đơn điện tử sớm nhất châu Âu
Theo một nghiên cứu của EU năm 2015, Ý là đất nước có tỷ lệ thất thu thuế lớn nhất trong các nước thành viên của khối liên minh, ước tính khoảng 35 tỷ Euro. Mặc dù chính phủ đã nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp phòng chống nhưng không con số chênh lệch vẫn rất lớn. Nhằm thắt chặt quy trình kiểm soát thuế tốt hơn, Ý đã lên lịch trình số hóa cho toàn bộ giao dịch phát sinh của nước mình.
- Tháng 6/2014: Các nhà cung cấp của Chính phủ bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
- Tháng 1/2017: Phủ sóng hóa đơn điện tử trong các giao dịch B2B trên nền tảng SDI (Sistema di Interscambio)
Để khuyến khích, thúc đẩy quá trình số hóa nhanh hơn, Chính phủ Ý đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sử dụng nền tảng SDI, ví dụ như: Ưu tiên hoàn thuế VAT hay miễn báo cáo Intrastat.
Mặc dù Chính phủ Ý muốn đẩy nhanh tốc độ phủ sóng hóa đơn điện tử nhưng hệ thống kỹ thuật số tại nước này lại không phát triển kịp. Kế hoạch bắt buộc các giao dịch B2B (Doanh nghiệp với doanh nghiệp) vào tháng 1/2018 bị đẩy lùi.
- Tháng 7/ 2018: Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đối với các công ty tham gia bán xăng dầu và các nhà thầu phụ của công ty cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho hành chính công.
- Tháng 1/2019: Hóa đơn điện tử chính thức phủ sóng trên đất Ý.
3/ Bồ Đào Nha sử dụng bắt buộc hóa đơn điện tử trong hành chính công
Để tuân thủ theo Chỉ thị 2014/55/EU, Chính phủ Bồ Đào Nha đưa ra kế hoạch chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử cho khu vực hành chính công. Từ ngày 1/1/2019, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ/ hàng hóa cho Chính phủ phải gửi hóa đơn số.
Chọn từ những thẻ được dùng nhiều nhất
Tại đất nước Bồ Đào Nha, quá trình chuyển đổi diễn ra trong im lặng, chưa có kết quả nào được ghi nhận tại đây
Lịch trình chi tiết của Chính phủ Bồ Đào Nha như sau:
- Tháng 4/2019: Các cơ quan hành chính công vùng trung tâm chuyển đổi sang dùng hóa đơn điện tử
- Tháng 4/2020: Phủ sóng hóa đơn điện tử cho toàn bộ cơ quan hành chính
Quá trình chuyển đổi không hề dễ dàng nên Chính Phủ Bồ Đào Nha đã tạo điều kiện cho cơ quan hành chính có thời gian thích nghi dần. Kể từ ngày 1/1/2018, doanh nghiệp có thể nộp hóa đơn điện tử có cấu trúc tương thích với tiêu chuẩn Châu Âu thông qua nền tảng eSPap. Các hóa đơn giấy sẽ ít dần và biến mất trên đất nước Bồ Đào Nha.
Các nước thuộc khối liên minh EU đang dần phủ sóng hóa đơn điện tử trên mọi phương diện. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã đưa ra Nghị định 119/2018/NĐ-CP với nội dung bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử trong tất cả các giao dịch phát sinh. Đây là một bước tiến lớn trong công cuộc số hóa các cơ quan nhà nước.
Các doanh nghiệp cần phải lên lịch trình chuyển đổi dần các hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử cho mình trước ngày 1/11/2020 khi Nghị định phủ sóng hóa đơn điện tử có hiệu lực. Công ty Thái Sơn được Tổng cục Thuế thẩm định và ủy quyền cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp. Liên hệ ngay với ThaisonSoft để chúng tôi có thể giúp bạn tuân thủ theo đúng Nghị định 119 của Chính phủ.
Để lại một phản hồi