Kiểm toán cung cấp nhiều thông tin quan trọng, là căn cứ chính xác cho nhiều đối tượng. Có một số hình thức kiểm toán phổ biến gồm kiểm toán nội bộ, kiểm toán bên ngoài, kiểm toán độc lập, kiểm toán tài chính,… Kiểm toán được phân chia thành nhiều loại, mỗi hình thức sẽ có phạm vi và mục tiêu khác nhau.
>> Tham khảo: Các phương pháp kế toán giá thành phổ biến.
1. Kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập là hoạt động kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
Phạm vi kiểm toán độc lập thường bao gồm các hoạt động sau:
- Kiểm tra hồ sơ tài chính
- Đánh giá các quy trình và kiểm soát tài chính nội bộ
- Đưa ra đánh giá và tư vấn cụ thể cho doanh nghiệp về tình hình tài chính
- Truy vấn, kiểm tra giao dịch để giải quyết rủi ro
- Báo cáo dữ liệu kiểm toán.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Giá trị của báo cáo kiểm toán độc lập được quy định tại Điều 7 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
– Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
– Báo cáo kiểm toán tuân thủ đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
– Báo cáo kiểm toán hoạt động đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
– Báo cáo kiểm toán được sử dụng để:
- Cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;
- Cơ quan nhà nước quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.
>> Tham khảo: Cách tính thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp.
2. Kiểm toán tài chính
Kiểm toán tài chính là quá trình đánh giá và xác định tính chính xác, độ tin cậy và đầy đủ của báo cáo tài chính của một tổ chức.
Phạm vi kiểm toán tài chính thường bao gồm các hoạt động sau:
- Xác định và đánh giá tổng quan các thông tin tài chính của tổ chức.
- Kiểm tra các giá trị, số liệu, chứng từ và hồ sơ liên quan để đánh giá tính chính xác, độ tin cậy và đầy đủ của các thông tin tài chính.
- Xác định và đánh giá mức độ các nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện các giao dịch tài chính của tổ chức và đưa ra các khuyến nghị để giảm thiểu rủi ro.
- Đánh giá tính phù hợp của các nguyên tắc kế toán, các định chế quy định đến báo cáo tài chính của tổ chức.
Kiểm toán cung cấp nhiều thông tin quan trọng, là căn cứ chính xác cho nhiều đối tượng. Có một số hình thức kiểm toán phổ biến gồm kiểm toán nội bộ, kiểm toán bên ngoài, kiểm toán độc lập, kiểm toán tài chính,…
3. Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá và tư vấn trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp, mang tính chất khách quan và độc lập, nhằm đem lại giá trị và cải tiến công tác quản lý ở doanh nghiệp thông qua việc tăng cường kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro.
Phạm vi kiểm toán nội bộ thường bao gồm:
- Đánh giá các chính sách, quy trình và thủ tục của hệ thống kế toán nội bộ, bao gồm.
- Đánh giá tính đầy đủ, chính xác của thông tin tài chính và kế toán của tổ chức.
- Đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý vận hành và đưa ra đề xuất, giải pháp cải thiện.
- Đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các quy định, quy trình và quy chuẩn nội bộ cũng như những quy định pháp luật liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, bộ phận kiểm toán nội bộ có những quyền hạn sau đây:
– Được trang bị nguồn lực cần thiết, được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho hoạt động kiểm toán nội bộ như: Việc lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách đối với đơn vị dự toán; dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước đối với địa phương, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chiến lược đối với doanh nghiệp và các loại báo cáo khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị.
>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn điện tử mới nhất năm 2024.
– Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ; được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.
– Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP và các bộ phận chức năng khác có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.
– Được tham dự các cuộc họp nội bộ theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại Điều lệ, quy định nội bộ của đơn vị.
– Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị.
– Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của bộ phận/đơn vị được kiểm toán.
– Được đào tạo để nâng cao năng lực cho nhân sự trong bộ phận kiểm toán nội bộ.
– Được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.
– Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
4. Kiểm toán bên ngoài
Kiểm toán bên ngoài là hoạt động kiểm tra thực hiện bởi kiểm toán viên hoặc doanh nghiệp kế toán độc lập. Mục đích của việc kiểm toán nhằm kiểm tra tính đúng đắn của báo cáo tài chính – Đây là loại tài liệu quan trọng, bắt buộc, có thể được yêu cầu bởi các cổ đông, nhà đầu tư của doanh nghiệp.
Phạm vi của kiểm toán bên ngoài thường bao gồm các hoạt động như sau:
- Xác định và đánh giá các thông tin tài chính của tổ chức.
- Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và hợp lý của các thông tin này, bao gồm việc kiểm tra nghiệp vụ ghi chép tài chính, chứng từ, hợp đồng và các tài liệu khác.
- Đánh giá tính hợp lý của các ước tính và chính sách kế toán được áp dụng bởi tổ chức.
- Đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính.
- Kiểm tra mức độ tuân thủ quy định pháp luật và các quy chuẩn kế toán khác.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi