Nghị định 119/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực vào ngày 1/11/2018 được xem là cầu nối và đòn bẩy giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp cận và sử hóa đơn điện tử. Rất nhiều quy định mới được thêm vào tạo cơ sở pháp lý cũng như thúc đẩy cho việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử. Bên cạnh đó là các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tìm hiểu và thậm chí là sử dụng hóa đơn điện tử không thu phí.
Nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ không thu phí hóa đơn điện tử theo Nghị định 119
Các trường hợp cụ thể quy định những doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc diện được hỗ trợ không thu phí khi sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119.
Các trường hợp được hỗ trợ không thu phí HĐĐT
Tổng cục Thuế cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan Thuế không thu tiền đối với những đối tượng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Các hộ, cá nhân kinh doanh chuyển sang hình thức doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ và vừa theo quy định pháp luật.
- Hộ, cá nhân kinh doanh không bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử, nhưng nếu sử dụng thì sẽ được hỗ trợ không thu phí và phải tuân thủ theo quy định về hóa đơn điện tử theo Nghị định 119. Riêng hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kể từ 03 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, được miễn phí trong thời gian 12 tháng kể từ tháng bắt đầu áp dụng.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định của Bộ Tài chính, trừ các doanh nghiệp hoạt động tại khu kinh tế, khu công nghiệp, công nghệ cao.
- Một số trường hợp cần thiết để khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử do Bộ Tài chính quyết định.
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân kinh doanh nằm trong diện trên sẽ được Tổng cục Thuế trực tiếp hỗ trợ hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế miễn phí.
Hóa đơn điện tử mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Tiết kiệm chi phí in ấn, phát hành, vận chuyển và bảo quản hóa đơn
Trước đây khi sử dụng hóa đơn giấy truyền thống, doanh nghiệp thường phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho việc đặt in và phát hành hóa đơn. Trong khi đó, nếu áp dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chỉ phải tốn một khoản chi phí rất nhỏ để duy trì hóa đơn điện tử. Nhiều báo cáo ước tính rằng chi phí sử dụng hóa đơn điện tử chỉ bằng 1/10 so với hóa đơn giấy trước đây.
Bên cạnh chi phí in ấn và phát hành, hóa đơn điện tử còn là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển và bảo quản hóa đơn. Việc lưu trữ và bảo quản hóa đơn sẽ không yêu cầu nhiều nhân lực, đồng thời doanh nghiệp không cần tốn chi phí thuê trung gian vận chuyển hóa đơn tới tận tay khách hàng.
Giảm thời gian giao – nhận hóa đơn
Quy trình giao – nhận khi các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy rất phức tạp. Kế toán phải kê giấy than lên liên 2 và liên 3 khi viết, viết chính xác các thông tin của khách hàng và chuyển hóa đơn cho khách hàng qua đường bưu điện. Để hóa đơn đến được tay khách hàng phải mất tới vài ngày.
Với hóa đơn điện tử, chỉ cần vài cú nhấp chuột, người mua hàng đã có thể lập tức nhận được hóa đơn dù đang ở bất cứ nơi nào có internet. Doanh nghiệp có thể gửi trực tiếp cho khách hàng file XML và PDF của hóa đơn điện tử thông qua email, tin nhắn điện tử, in ra hóa đơn chuyển đổi… Việc gửi – nhận hóa đơn diễn ra gần như tức thời, không mất thời gian chờ đợi.
Việc gửi – nhận hóa đơn điện tử diễn ra nhanh chóng, không mất thời gian chờ đợi
Có độ an toàn, chính xác cao
Đây được xem là ưu điểm nổi bật nhất của hóa đơn điện tử so với hóa đơn giấy. Đặc biệt nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn có mã xác thực của cơ quan thuế thì gần như không thể làm giả bởi mã xác thực được cung cấp bởi chính Tổng cục Thuế.
Bên cạnh đó, trong quá trình lập và phát hành hóa đơn, sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử sẽ giảm thiểu sai sót như viết sai tên, địa chỉ, mã số thuế, đơn giá… Nếu xảy ra sai sót thì doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng, nhanh chóng khắc phục dựa vào các quy định về xử lý sai sót hóa đơn điện tử theo Nghị định 119 thay vì quy trình xử lý sai sót đối với hóa đơn giấy trước đây.
Thuận tiện hơn trong việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý; hạn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý I là 30/4, quý II là 30/7, quý III là 30/10 và quý IV là 30/1 của năm sau.
Tuy nhiên, khi sử dụng hóa đơn điện tử, việc báo cáo hóa đơn sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn, doanh nghiệp chỉ cần upload file trên web nhantokhai.gdt.gov khi cần nộp báo cáo. Đặc biệt nếu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp không cần phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn vì mọi thông tin đều đã được Tổng cục Thuế lưu trữ qua hệ thống phần mềm, từ đó giảm bớt gánh nặng cho bộ phận kế toán Thuế của công ty.
Nguồn: Einvoice.vn
Để lại một phản hồi