Tìm hiểu về quy định về mẫu số hóa đơn

Trong thực tế kinh doanh hiện nay, hóa đơn chứng từ đóng một vai trò rất quan trọng nhất là những hóa đơn có liên quan đến buôn bán cung ứng hàng hóa dịch vụ. Bởi thế việc  nắm rõ các quy định về mẫu hóa đơn, ký hiệu hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng là rất cần thiết không chỉ giúp các Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sử dụng hóa đơn mà còn giúp cho các cơ quan  Thuế dễ dàng quản lý việc sử dụng hóa đơn của Doanh nghiệp hơn.

cach-xu-ly-hoa-don-viet-sai-thue-suat

Quy định về mẫu số, ký hiệu hóa đơn.

Quy định liên quan đến mẫu số và ký hiệu hóa đơn được ghi tại Điều 5, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, mẫu số hóa đơn sẽ bao gồm các loại cơ bản sau:

  1. Hóa đơn GTGT.
  2. Hóa đơn bán hàng.
  3. Các loại hóa đơn khác

Trong đó các loại hóa đơn khác  gồm có: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác

Bên cạnh đó, cũng tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 68/2019/TT-BTC cũng đã quy định các yêu cầu chi tiết về hóa đơn điện tử, trong đó quy định về ký hiệu mẫu số hóa đơn.

Cụ thể, ký hiệu mẫu số hóa đơn là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để phản ánh đúng loại hóa đơn như sau:

  • Số 1: Phản ánh loại Hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Số 2: Phản ánh loại Hóa đơn bán hàng.
  • Số 3: Phản ánh loại Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
  • Số 4: Phản ánh các loại hóa đơn khác

Cần lưu ý rằng, tiêu thức ký hiệu mẫu hóa đơn hoàn toàn khác với tiêu thức số hóa đơn. Bởi số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn, được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số. Số hóa đơn sẽ bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99.999.999.

Hóa đơn sẽ được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu của mẫu số hóa đơn.

Đối với các trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian. Mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.

Quy định về mẫu hóa đơn bán lẻ

Mẫu hóa đơn bán lẻ cũng chính là mẫu hóa đơn bán hàng áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế.

hoa-don-dien-tu-e-invoice-2

Theo quy định, mẫu hóa đơn bán lẻ là mẫu hóa đơn bán hàng do Cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh.

Đối với trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Với các trường hợp bán hàng không cần lập hóa đơn đã được quy định rất rõ ở Điều 18 của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014.

Cũng giống như các hóa đơn thông thường, mẫu hóa đơn bán lẻ cũng cần đáp ứng đầy đủ quy định về các tiêu thức hóa đơn.

Để rõ hơn về mẫu hóa đơn bán lẻ, bạn có thể tham khảo mẫu hóa đơn bán lẻ ngay bên dưới.

Quy định về mẫu hóa đơn đỏ

Mẫu hóa đơn đỏ là một loại chứng từ thể hiện các giá trị hàng bán hoặc các dịch vụ cung cấp của người bán tới người mua. Nội dung trên mẫu hóa đơn đỏ cần phải có thông tin người bán, người mua, giá trị hàng bán, dịch vụ đã bao gồm GTGT được khấu trừ.

hoadon

Khi nói về hóa đơn đỏ, người ta sẽ ngầm hiểu đó là hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT) liên 2 giao cho khách cầm về để chứng minh là đã mua hàng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nhiều trường hợp hóa đơn đỏ cũng chính là hóa đơn bán hàng trực tiếp. Theo quy định trong Thông tư 39/2014/TT-BTC thì người bán phải xuất hóa đơn khi bán hàng hóa và dịch vụ, xuất hàng dưới các hình thức cho vay, mượn hoặc hoàn trả.

Các trường hợp hóa đơn trên 200.000 đồng thì người mua sẽ phải trả thêm 10% giá trị hàng hóa (thuế GTGT) để người bán tiến thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế. Con với trường hợp hóa đơn đỏ là hóa đơn GTGT thì sẽ được lập thành 3 liên (trắng, đỏ, xanh).

Trên hóa đơn đỏ, thông tin của bên bán sẽ được thể hiện rõ trên đó, bao gồm: Tên doanh nghiệp, logo, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản, số điện thoại và số fax…

Trên đây là một vài chia sẻ của phanmemhoadon.net về mấu hóa đơn hi vọng mang lại cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất. Nếu như bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp có thể để lại bình luận phía dưới bài viết này nhé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

Nguồn: einvoice.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*